Ngày nay, việc thử sức với một bộ phim ngắn cũng đã đơn giản và nằm trong tầm tay của mọi người, đặc biệt là những bạn trẻ với mong muốn gắn bó với nghề làm phim, thiết kế, nghệ thuật. Song để tạo nên bộ phim ngắn có hồn, để lại ấn tượng trong lòng khán giả thì kịch bản phim dường như chính là chiếc chìa khóa then chốt mở cửa cho những bước tiếp theo để “người trong nghề” xây dựng nên những thước phim xuất sắc.
Khi “chưa có gì”, thì nên có kịch bản phim!
Đừng vội nghĩ ngay đến những chiếc quay phim, những đạo cụ làm phim đắt tiền, mà hãy tập trung chau chuốt cho kịch bản phim của chính mình, rồi từ đó mình sẽ tìm kiếm những yếu tố phù hợp phục vụ để hoàn chỉnh bộ phim sau.
Nếu bạn đã có một ý tưởng “đột phá”, nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu để phát triển nó hình thành nên một kịch bản hoàn chỉnh, thì hãy để Multimedia Design gợi ý một số yếu tố phù hợp để cho “ra lò” một kịch bản chất lượng nha.
Hãy đưa ra một câu chuyện
Bạn muốn đưa một thông điệp đến cho người xem, thì cách tốt nhất là hãy lồng ghép nó vào một câu chuyện. Hãy thử coi “I love Sarah Jane”, nó kể về một nhóm những thiếu niên ở khu phố ma khi những người lớn đã bị biến thành zombie, nhưng cốt lõi câu chuyện của nó vẫn là về một cậu bé người không thể đến được với cô gái lớn tuổi cậu yêu. Trừ khi bộ phim của bạn quá ngắn, thì hãy để bộ phim của bạn có nhân vật chính có mục tiêu, và một nhân vật phản diện cản trở đường đi. Khi đó, người xem sẽ dễ hiểu và cảm thấy hứng thú hơn.
Cố gắng thực tế khi sáng tác
Một trong những điều tuyệt vời khi viết kịch bản đó là bạn sẽ được viết bất kì điều gì, thả mình vào từng câu chữ. Thế nhưng hãy chú ý đến nguồn lực mà mình có. Tưởng tượng một phân cảnh rất hay khi một chàng trai vượt những quãng đường dài xa xôi, đến một vùng đất xa lạ để tìm kiếm người yêu thì liệu bạn có khả năng chi trả đủ cho chuyến đi không? Vậy nên hãy cố gắng thực tế trong kịch bản, nhưng đừng vì đó mà lại quá hạn hẹp nội dung. Hãy tìm đến những cách thay thế cho phân cảnh mà vẫn hiệu quả.
Tìm kiếm những khoảnh khắc giá trị
Khi bộ phim đã có một câu chuyện, thì hãy để khán giả tò mò mà cuốn vào nó. Ví dụ, hãy đưa ra một sự mở đầu bế tắc, khó khăn, và “khoảnh khắc giá trị” của bộ phim chính là thời điểm giải quyết được nó, hay là cái giá dành cho nhân vật phản diện. Khi đó, người xem sẽ cảm thấy xứng đáng và nhớ về bộ phim của bạn.
Đừng dài dòng, hãy để hình ảnh kể chuyện
Một kịch bản xuất sắc không phải là có thật nhiều chữ. “Phim là phương tiện hình ảnh.” Đó là những quy tắc vàng mà các biên kịch lão làng luôn đưa ra cho chúng ta. Nếu bạn muốn kể về quá khứ nhân vật, hay tính cách, lối sống của họ, hãy để hình ảnh làm nên những thước phim ấy.
Một bộ phim ngắn “có tầm” luôn xuất phát từ một nhà biên kịch “có tâm”. Đừng quên luôn theo dõi Multimedia Design để cập nhật những kiến thức hay ho dành cho môn nghệ thuật thứ 7 này nhé.
>> Tham khảo thêm: Licbook coffee – không gian lý tưởng dành cho sinh viên