Thuật ngữ thiết kế phẳng mới được phổ biến trong vài năm trở lại đây nhưng đã nhanh chóng trở thành một xu hướng nổi bật trong cộng đồng thiết kế. Hiểu về thiết kế phẳng là một điều cực kỳ quan trọng với mỗi design và những ai yêu thích thiết kế đồ họa. Hãy cùng tìm hiểu về thiết kế phẳng và màu thiết kế phẳng qua bài viết dưới đây.
Thiết kế phẳng là gì?
Về định nghĩa, thiết kế phẳng là một phương pháp không sử dụng thêm bất kỳ hiệu ứng nào trong thiết kế như đổ bóng, góc xiên, dập nổi, độ dốc cùng các yếu tố khác góp phần tạo nên độ sâu, nét nổi bật của thiết kế trên màn hình để tạo nên những hình ảnh đơn giản hơn. Bản thân cái tên “phẳng” của kiểu thiết kế này cũng đã bao hàm ý nghĩa không chứa những yếu tố 3D. Thiết kế phẳng cũng được coi là có “họ hàng” với Minimalist, một phong cách thiết kế theo trường phái tối giản.
Thiết kế phẳng (flat design) được coi là một triết lý thiết kế theo chủ nghĩa tối giản, tức mọi thành phần đồ họa được làm cho đơn giản nhất với những đặc tính như màu sắc rõ ràng, góc cạnh, không gian mở và tất cả được thể hiện dạng hai chiều. Thiết kế phẳng là một kỹ thuật sử dụng hiệu ứng đơn giản – để tạo ra một chương trình thiết kế mà không bao gồm các thuộc tính ba chiều. Các hiệu ứng như đổ bóng, bevel, dập nổi và gradient không được sử dụng trong các dự án thiết kế phẳng.
Vậy thì, điều gì khiến cho các thiết kế phẳng vẫn luôn giữ vững vị trí của nó, khi ngày càng có nhiều hơn các hiệu ứng, các xu hướng thiết kế đa dạng ra đời? Thiết kế phẳng vẫn luôn là giải pháp tiết kiệm thời gian, công sức nhất, bên cạnh đó, chúng là phương thức thiết kế cơ bản nhất mà những người không chuyên cũng đều có thể áp dụng với những mục đích riêng của họ. Thiết kế phẳng vẫn sẽ tạo ra được hiệu ứng mong muốn nếu bạn biết cách hoàn chỉnh về ý nghĩa, biểu tượng, thông điệp của sản phẩm.
Thiết kế phẳng gắn liền với phong cách tối giản (minimalist) nhưng không hề gây nhàm chán cho người dùng. Trong triết lý thiết kế phẳng, những thành phần đồ họa đẹp mắt và chi tiết được xem như là không cần thiết. Nếu một yếu tố nào đó coi như không có tác dụng thì nó sẽ gây rắc rối cho trải nghiệm người dùng. Đây chính là lý do mà sự tối giản được đề cao trong thiết kế phẳng. Hơn thế nữa, các màu sắc có độ tương phản cao sẽ gây sự chú ý tốt hơn và hướng mắt người dùng tới vị trí đó.
Màu sắc trong thiết kế phẳng
Một loạt màu sắc được sử dụng trong thiết kế phẳng, nhưng những nhà thiết kế thường ưa chuộng những màu sắc táo bạo và tươi sáng, trong thiết kế phẳng ít có chỗ đứng cho các màu sắc nhẹ nhàng và gây cảm giác mờ nhạt. Màu sắc tươi sáng thường là một đặc tính kết hợp với thiết kế phẳng bởi vì nó tạo ra một cảm nhận đặc biệt. Các màu sáng thường làm việc tốt với cả ánh sáng và nền tối, tạo ra độ tương phản và thu hút người dùng. Đó là xu hướng màu sắc phổ biến nhất hiện có liên quan đến thiết kế phẳng. Nhưng cũng cần lưu ý là tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu của thiết kế để tạo một sản phẩm thiết kế phẳng phù hợp.
Những màu sắc đơn giản, thân thiện có thể vừa là lợi thế, nhưng cũng là mặt hạn chế đối với các sản phẩm sử dụng thiết kế phẳng, đặc biệt là trong những lĩnh vực sử dụng công nghệ. Không có những hiệu ứng lung linh, các sản phẩm thiết kế phẳng nổi bật bởi sự thân thiện với người dùng. Màu sắc rực rỡ cũng là một trong những đặc điểm nhận diện các sản phẩm thiết kế phẳng.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm 1 số website áp dụng thiết kế phẳng rất đẹp sau đây để có thêm nhiều ý tưởng và định hướng thiết kế cho riêng mình nhé:
http://forum.vietdesigner.net/threa…ng-dang-tran-vao-xu-huong-thiet-ke-web.35879/
Bài viết trên vừa giúp bạn giải mã về thiết kế phẳng cũng như bảng màu nên dùng trong thiết kế phẳng. Nếu bạn còn đang băn khoăn về khoản màu sắc trong thiết kế phẳng thì hãy lưa lại bài viết của chúng tôi để có thêm những thông tin bổ ích.
>> Tham khảo thêm: Hiệu ứng kim loại trong photoshop