“100%, 100%, sữa tươi nguyên chất 100%” – chắc hẳn nghe tới câu hát này ai cũng nhận ra đó là sản phẩm quảng cáo của sữa tươi Vinamilk. Ngày nay, chúng ta nghe nhiều đến TVC quảng cáo nhưng thật sự không hiểu rõ ý nghĩa là gì hay yếu tố nào góp phần tạo nên một TVC nổi bật, ghi vào trí nhớ khán giả mỗi khi nhắc tới sản phẩm đó. Vậy hãy cùng Multimedia Design tìm hiểu về TVC quảng cáo nhé !

TVC là gì?

TVC quảng cáo là viết tắt của cụm từ Television Video Commercial (dịch tiếng Việt: Video quảng cáo trên tivi). Đây là một loại hình quảng cáo cho các sản phẩm thương mại, doanh nghiệp hay một sự kiện nào đó trên sóng truyền hình. Việc làm này sẽ giúp cho sản phẩm doanh nghiệp, sự kiện được lan truyền rộng rãi đến người xem, khách hàng và không bị giới hạn về mặt không gian hay thời gian. TVC quảng cáo thường được đài truyền hình xen kẽ vào giữa hoặc sau nội dung chính của chương trình.

TVC có thể đa dạng về nội dung tùy thuộc vào nhà sản xuất. Các nội dung chung thường là người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trong xã hội, chia sẻ về trải nghiệm của họ khi sử dụng sản phẩm. Cũng có những TVC nêu cao tính nhân văn như về gia đình, bạn bè, … hoặc sử dụng những kĩ xảo đặc biệt, thiết kế đồ họa độc đáo để tạo nên TVC nổi bật, gây ấn tượng mạnh với khán giả.

TVC đầu tiên ra đời tại Mỹ vào năm 1942. Khi đó, Ủy ban Thông Tin Liên Bang (FCC hay Federal Communication Commission) đã thông qua luật quảng cáo thương mại trên truyền hình. 1/7/1941 tại New York, trên kênh 4 của Đài truyền hình NBC, nội dung của đoạn quảng cáo đầu tiên giới thiệu về sản phẩm đồng hồ hiệu Bulova với giá hơn 100 đô la để được xuất hiện 20 giây vào mỗi giờ vàng.

Thật trùng hợp TVC quảng cáo đầu tiên tại châu Á cũng về một loại đồng hồ  có tên là Seikosha được ghi nhận xuất hiện vào ngày 28/8/1953 ở Thủ đô Tokyo, Nhật Bản trên kênh truyền hình Nippon TV. Seikosha cũng chính là hãng đồng hồ nổi tiếng Seiko sau này.

Vtc đẹp và sáng tạo trên thế giới

Vai trò của việc tạo TVC nổi bật

TVC quảng cáo với thông điệp sắc bén, ấn tượng sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ đến người tiêu dùng. Từ đó hình ảnh của thương hiệu cũng nổi bật hơn trong lòng người tiêu dùng. Đó là 1 công cụ mạnh mẽ để giới thiệu quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Việc này giúp doanh nghiệp tạo ra thị trường khách hàng tiềm năng, thông qua khối lượng đông đảo người xem truyền hình. 

Một quảng cáo dù ở bất kì dạng nào cũng được truyền đi từ nhà sản xuất đến khán giả. Vậy đặt mình với tư cách người đón nhận, bạn sẽ chấp nhận hay từ chối thông tin nào từ quảng cáo. Từ đó sẽ có chiến lược cụ thể để tạo nên TVC nổi bật. Sau đây là 1 vài gợi ý của chúng tôi:

Thông điệp quảng cáo thật hay và ấn tượng

Thông điệp là những câu ngắn gọn, có thể chứa tên thương hiệu hoặc 1 câu nói hàm chứa nhiều ý nghĩa, có thể là 1 câu nói gây tác động mạnh dựa trên chất lượng sản phẩm ,… Thông điệp phải rõ ràng, ấn tượng để khách hàng lưu tâm và nhớ ngay đến mỗi khi nhắc tới thương hiệu.

Ví dụ như thông điệp của Milo là “Luôn là nhà vô địch” trong khi Ovaltine đáp trả lại “Không cần làm nhà vô địch, chỉ cần con thích” cùng TVC quảng cáo ý nghĩa với hình ảnh người mẹ luôn động viên con trai dù con không đứng đầu. Chính cuộc cạnh tranh này khiến người xem thích thú và tò mò không biết liệu bước đi tiếp của 2 thương hiệu sữa nổi tiếng này sẽ ra sao. Điều này tác động lên tiềm thức của khách hàng và gây chú ý đến nhãn hiệu của cả 2 sản phẩm.

TVC Milo Việt Nam

Tạo sự gần gũi thân thiện với người xem

Những TVC quảng cáo có nội dung gần gũi với người xem, giúp họ nhận ra được mình hay câu chuyện xung quanh đời sống mình trong đó, là 1 kim chỉ nam giúp các marketer tấn công mạnh mẽ.

Lấy ví dụ như quảng cáo bánh kẹo vào các dịp lễ Tết, thường lấy cảm hứng từ ngày tết đoàn viên – ngày mọi người trở về nhà quây quần bên nhau. Những TVC quảng cáo gây xúc động trong dịp lễ này có thể kể đến như quảng cáo Tết 2013 Neptune về một em gái khuyết tật mong ba về nhà, quảng cáo Tết 2012 của Coca Cola với hình ảnh đàn chim én gợi sắc xuân đến mọi nhà,…

VTC của Neptune ngày Tết

VTC của Neptune ngày Tết

Thông tin chính xác và trung thực

Chắc hẳn ai làm quảng cáo cũng muốn cho vào những thông tin hơi phóng đại một chút, để làm nổi bật, gây ấn tượng mạnh với khán giả. Tuy nhiên, đó là một suy nghĩ sai lầm. Quảng cáo có thể phóng đại một chút nhưng vẫn phải dựa vào sự thật, độ chính xác chất lượng của sản phẩm. Vì khi sử dụng sản phẩm khác hoàn toàn với chất lượng mà người tiêu dùng được nhìn thấy, đó sẽ là thất bại cho doanh nghiệp, nhà sản xuất đó.

Tính đa dạng của TVC quảng cáo

Ngày nay, với sự bùng nổ của Cách mạng 4.0, ngoài phương tiện vô tuyến, chúng ta còn biết rất nhiều các phương tiện khác như: mạng xã hội, áp phích quảng cáo, tài trợ sự kiện, … Càng sử dụng các phương tiện quảng cáo gần gũi như mạng xã hội Facebook, sản phẩm càng có tiềm năng tiếp cận đến nhiều đối tượng người sử dụng hơn.

>> Tham khảo thêm: Mức lương khởi điểm cho sinh viên thiết kế mới ra trường


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *