Graffiti không phải là khái niệm xa lạ đối với một bộ phận giới trẻ. Graffiti – nghệ thuật đường phố, nghệ thuật của những kẻ lang thang,… Sự nổi loạn và đặc trưng của Graffiti cũng có những câu chuyện lịch sử rất dài, bạn đã biết?

Graffiti font là gì?

Graffiti là một loại hình nghệ thuật công cộng, được biết nhiều như là nghệ thuật vẽ ngẫu hứng đường phố. Graffiti được nhiều người hiểu đơn giản là “vẽ trên tường”, và cách hiểu này không sai. Thế nhưng, hình thức của Graffiti rất đa dạng, không có quy chuẩn về màu mực, về phong cách hay hình thức sáng tạo, và cũng không chỉ được thể hiện “trên tường”, mà được sáng tạo ở khắp mọi không gian, nẻo đường, mọi mặt phẳng một cách ngẫu hứng.

Graffiti và câu chuyện lịch sử

Graffiti có nguồn gốc từ chữ “graphein” trong tiếng Hy Lạp – có nghĩa là viết. Sau này, nó trở thành từ “graffito”- “hình vẽ trên tường” theo tiếng La Tinh. Chúng thường gợi nhắc về những hình ảnh hoặc chữ viết kiểu trầy xước, nguệch ngoạc trên các bức tường ở các đường phố, khu phố và được vẽ bằng sơn hoặc đánh dấu bằng bất cứ vật liệu gì hay chỉ là vẽ bằng sơn xịt lên những nơi có bề mặt phẳng, rộng.

Điều này cũng chứng tỏ. Graffiti là khái niệm đã tồn tại từ rất lâu đời. Từ Hy Lạp cổ đại cho đến Đế chế La Mã, chúng tồn tại với nhiều hình thức và biến thể khác nhau, có khi chỉ đơn thuần là một hình của nghệ thuật và màu sắc, nhưng cũng có thể thể hiện sự ngẫu hứng, phá cách của người tạo dựng. Graffiti thậm chí từng bị coi là một hành động phá hoại, không chỉ ở thời xa xưa mà cho đến tận bây giờ.

Khi nhắc đến Graffiti, mỗi người sẽ có một góc nhìn khác nhau về loại hình nghệ thuật này, có người coi đó như một phong cách sáng tạo ngẫu hứng, có người lại cho rằng đó là một hình thức phá hoại cần phải bài trừ,… Xuất hiện lần đầu tại New York từ những năm 1970, Graffiti còn được gọi với tên khác là “mỹ thuật tội lỗi” – một loại hình nghệ thuật được những kẻ nổi loạn ưa chuộng, thúc đẩy sự thể hiện mình theo cách có phần cực đoan.

Một điều thú vị là người truyền cảm hứng cho Graffiti trên đường phố New York lại là một người gốc Hy Lạp – Taki. Sự tài hoa của Taki được thể hiện trên những bức tường New York, trên ga tàu điện, bốt điện thoại,… bất kì nơi nào mà những người đi qua sẽ phải ngoái đầu nhìn lại những hình vẽ kì lạ nhưng cũng rất bắt mắt. Kh được tờ New York Times phỏng vấn, Taki và câu chuyện của ông bắt đầu nổi tiếng, và nó dần trở thành một trào lưu trên khắp các nẻo đường New York.

Với đặc thù vẽ trên bề mặt tường, nét vẽ Graffiti yêu cầu sự sắc nét trên các bề mặt tường thô ráp, đồng thời phải lưu màu tốt. Mọi người nhanh chóng phát hiện bình xịt sơn sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, vừa nhanh lại rất dễ sử dụng.

Khi chính quyền thành phố đưa lệnh cấm Graffiti, thì họ sáng tạo ra nhiều cách ngụy trang sơn thông minh. Xi đánh giày, cây lăn tay và nhiều lọai hộp không độc hại , đã được dùng để thay thế. Bút đánh dấu, bút vẽ nghệ thuật , bút có thành phần từ mỡ động vật, thường dùng trong nghệ thuật cũng được sử dụng. Thực tế, tất cả những thứ gì mà ta có thể dùng để vẽ trên tường thì đều có thể vẽ được, nhưng hầu hết các graffiti-er đều chọn cho mình bình xịt để vẽ.

Graffiti dần trở nên phổ biến và được công nhận (dù có phần miễn cưỡng) là một loại hình nghệ thuật. Thậm chí, vào năm 1973, tạp chí New York đã mở cuộc bầu chọn tác phẩm graffiti xuất sắc nhất trên các đường xe điện ngầm. Từ đây, rất nhiều bạn trẻ coi Graffiti là một xu hướng thể hiện mình, từ những dòng chữ, những tuyên ngôn sống cho đến những hình vẽ 3D, từ sự xiêu vẹo, lén lút cho đến một trào lưu nghệ thuật đường phố mà bất kì ai cũng có thể tự sáng tạo, tự thể hiện bằng dấu ấn riêng mình.

Graffiti phát triển cùng hip hop, bboy, gắn liền với thế hệ trẻ trên mọi nẻo đường và tất nhiên, nó cũng thường bị nhìn với cái nhìn thiếu thiện cảm. Sự thái quá của graffiti gây nên những tiêu cực, đường phố chìm trong biển màu, sự ngẫu hứng biến thành vô kỉ luật, trên những bức tường graffiti, có những câu chuyện về bạo lực, ma túy,… Và cũng như hip hop, graffiti cần có những bàn tay nghệ thuật chuyên nghiệp để đưa nó lên tầm cao mới. Graffiti – loại hình nghệ thuật ngẫu hứng vẫn cần sự bài bản, tính nhân văn để được đón nhận và trường tồn.

Graffiti cho đến nay vẫn rất được giới trẻ thế giới yêu thích. Từ con người, phong cách, cuộc sống cho đến thời trang, graffiti vẫn luôn gắn mình với hip hop, và nó vẫn luôn gắn liền với tuổi trẻ của một phần thế giới.

>>Tham khảo thêm: Các nhiếp ảnh gia nổi tiếng về chụp ảnh tối giản


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *