Không phải ai cũng biết “mẹo” để có được nguyên lý phối màu đơn giản trong nghề đồ họa. Chúng ta sẽ tiếp tục đồng hành để đưa ra khuôn của nguyên lý phối màu đơn giản trong làng nghề đồ họa nhé.

Nguyên lý của màu sắc trong đồ họa

Tạo ra bước nguyên lý của màu sắc trong đồ họa để không chỉ nhà thiết kế mà cả những bạn trẻ theo đuổi đam mê có được bí kíp góc nhìn nghệ thuật của việc phối hợp màu sắc cho hấp dẫn, sinh động. Một đồ án, một công trình xây dựng, … nếu chỉ là hình vẽ suông thì khó có thể tiến hành làm việc. Thêm chút màu sắc sẽ làm bắt mắt người thiết kế, người xem lẫ người thực hiện.

Việc phối màu trong đồ họa giống như một bài văn cần phải có mở bài. Đây là giai đoạn khó khăn nhất cần các nhà thiết kế, các bạn trẻ phải đắn đo, suy nghĩ rất lâu để cho ra thành phẩm thật mãn nhãn nhất? Bất cứ bạn trẻ nào mới chập chững bước đi vào nghề thiết kế đồ họa đều có nỗi lo chung duy nhất là “Làm thế nào để nắm chắc nguyên lý phối màu trong đồ họa?”.

Rất nhiều nhà thiết kế thường bày tỏ rằng họ bị thu hút về màu sắc, hình khối. Ngay từ khi còn nhỏ và chưa có kiến thức bài bản trong lĩnh vực thiết kế, họ đã dần khám phá ra niềm yêu thích của mình đối với những sắc màu. Nếu bạn cũng vậy, hãy cùng thử tìm hiểu những kiến thức thiết kế và cách học làm thiết kế cơ bản nhất, biết đâu đó lại chính là con đường phù hợp nhất dành cho bạn?

Nguyên lý phối màu trong đồ họa

  • Nguyên lý phối màu đơn sắc trong đồ họa

Có thể nói đây là nguyên lý phối màu trong đồ họa dễ dàng, nhanh gọn nhất. Chỉ sử dụng một màu sắc bất kỳ để tạo nền cho website, đồ án, công trình xây dựng, … Tuy nhiên, chỉ một màu sắc duy nhất thì không thể tạo điểm nhấn, vì vậy mà có thể điều chỉnh một màu trên nhiều mức độ khác nhau (đậm, trung bình, nhạt).

  • Nguyên lý phối màu tương đồng trong đồ họa

Với nguyên lý phối màu tương đồng trong đồ họa giống như hai người bạn đang mặc hai bộ quần áo khá giống nhau từ hình dáng, màu sắc, … và tương trợ, bổ sung cho nhau tạo thành couple thật xinh xắn. Phối màu tương đồng trong đồ họa là phối hợp từ hai màu sắc trở lên đồng điệu hoặc là đối nghịch nhưng đảm bảo phù hợp với ngoại cảnh. Một ngôi nhà màu xanh nước biển mát mẻ, trong xanh thì bên trong phải tạo được gam màu sáng (xanh non đọt chuối, xanh đậm lá cây, …) để tạo cảm giác hài hòa, dễ chịu với các giác quan con người.

  • Nguyên lý phối màu bổ túc trong đồ họa

Thứ nhất, nguyên lý phối màu bổ túc trực tiếp: Các nhà thiết kế chủ động tìm kiếm gam màu nhất định cho mình và phối hợp màu sắc đối lập với nó nhằm để tạo điểm nhấn cho bản thiết kế đồ họa, website, đồ án, công trình xây dựng, … Có thể tưởng tượng là rất là thô cứng nhưng khi thực hành mới thấy cách phối hợp màu sắc bổ túc trực tiếp khá đơn giản lại dễ nhìn.

Thứ hai, nguyên lý phối màu bổ túc xen kẽ: Cách phối màu bổ túc xen kẽ có nâng cao hơn bổ túc trực tiếp một chút. Phối màu bổ túc xen kẽ với 3 màu sắc trở lên, phối theo đường đi của một hình tam giác cân. Tạo được hình khối cân đối, màu sắc càng dễ nhìn và hơn thế nữa là dưới con mắt nghệ thuật của nhà thiết kế đồ họa thì sẽ phát hiện ra một số màu sắc mới lạ khác nhau.

Với các “mẹo” nhỏ đơn giản để nắm chắc nguyên lý phối màu đơn giản của làng nghề đồ họa thì không chỉ các nhà thiết kế chuyên nghiệp mà ngay cả các bạn trẻ đã dễ dàng để có thể tạo ra cho mình những bản thiết kế, bản đồ án tốt nghiệp, những công trình xây dựng, … thật bắt mắt, sinh động rồi nhé.

>>Tham khảo thêm: Lý thuyết màu sắc cơ bản dành cho người mới bắt đầu?




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *