Màu pantone là gì? Các ứng dụng của màu pantone và cách để sử dụng linh hoạt pantone trong thiết kế? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Pantone là gì?

Màu pantone được giới in ấn định nghĩa là “màu thứ 5” – màu pha. Các màu sắc được pha sẵn theo hệ màu với mã số cụ thể. Các mã số này được thống nhất giữa nhà xuất bản, designer và các bộ phận khác, để tạo nên các sản phẩm đồng bộ về màu sắc, phong cách một cách chuẩn xác nhất.

Khác với việc nhà in pha trộn các màu CMYK là 4 màu cơ bản trong in ấn, màu Pantone có sắc độ tươi tắn rất nổi bật, làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm in ấn. Khi đặt cạnh những ấn phẩm in ấn được in offset với 4 màu cơ bản, sắc độ của màu Pantone bao giờ cũng nổi bật hơn hẳn. Vậy nên, pantone luôn thể hiện sự nổi trội và được các nhà thiết kế ưa chuộng, nhằm tăng ấn tượng, hiệu quả truyền thông của sản phẩm thiết kế.

Trong in ấn, để tiết kiệm chi phí, người ta có thể sử dụng cách in selection – in ấn bằng cách pha trộn 4 màu CYMK. Pantone được xem là phương thức “đắt đỏ” hơn vì khi tách bản in, máy ghi phim sẽ tách thành 1 màu riêng ngoài 4 màu CYMK thông thường. Màu Pantone được pha chuẩn và đánh mã số, chỉ cần đọc mã số là phía nhà in sẽ chọn loại màu bạn mong muốn, do vậy rất ít xảy ra sự lệch màu như khi bạn in selection. Vì phải tăng thêm chi phí bản kẽm, chi phí in Pantone sẽ đắt tiền hơn nhưng đôi khi vì lý do thẩm mỹ, muốn sản phẩm in thực sự nổi bật và ấn tượng, hay do phải dùng chính xác một màu nào đó cho logo, người ta vẫn thường dùng.

Người ta thường phân biệt màu Pantone C, Pantone U, Pantone M… dựa trên việc màu được in trên chất liệu giấy nào, Coated (tráng phủ, như giấy Couche), Un-coated (không tráng, như giấy Fort) hay là giấy Matte (mờ), sở dĩ như vậy là vì chất liệu giấy đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện sắc thái màu Pantone.

Để chọn đúng màu chúng ta cần, có thể đối chiếu màu trên bảng màu Pantone (Pantone Color Chart), bảng màu này khá đắt tiền so với các Color Chart thông thường. Trong các phần mềm đồ họa như AI, Photoshop, Corel Craw… đều có cho phép đổ màu Pantone. Để in bằng màu Pantone, bạn có thể đưa yêu cầu cho nhân viên thiết kế để họ đưa màu Pantone vào những chỗ bạn cần trên layout thiết kế, và làm việc với nhà in để đưa ra yêu cầu về in màu Pantone.

Màu pantone và một số thuật ngữ cần biết

– Fan deck

Fan deck (Quạt màu) là bảng bìa màu – gồm các màu Pantone, được thiết kế theo kiểu xòe ra như nan quạt hoặc lật giở để người dùng có thể dễ dàng so sánh – lựa chọn. Fan deck không thay đổi nhiều theo thời gian nên giúp người dùng phân biệt được bảng màu Pantone với các hệ màu khác.

– Chip book

Chip book (Sách mẫu) là cách thiết kế bảng màu Pantone dưới dạng một cuốn sách mà có thể xé các tấm màu mẫu ra. Thay vì phải mang cả quạt màu, chip book sẽ hữu dụng khi cần tách màu mẫu ra để mang theo một số màu cụ thể nào đó – hỗ trợ các công việc cụ thể của Designer.

– PMS

PMS – Pantone Matching System là cách sắp xếp màu Pantone bằng cách đặt tên màu theo số thứ tự. Khi đơn vị in yêu cầu mã số PMS – có nghĩa là họ muốn biết số thứ tự màu Pantone muốn sử dụng. Phía sau mã số PMS thường đi kèm ký tự C (Coated) hoặc U (Uncoated).

– C (Coated)

Coated (Tráng) là cách thể hiện màu được in trên giấy tráng phủ (loại giấy có bề mặt láng bóng và mượt) để trông bản in như thế nào. Màu coated thường dùng loại mực in tốt hơn nên độ màu hiển thị sẽ đẹp hơn. Vì thế mà Designer nên chọn mua bảng màu coated. Với màu Coated, sau mã số – sẽ có thêm ký tự C. (122 C)

– U (Uncoated)

Uncoated là màu không tráng, in trên giấy không tráng phủ – cho nên bề mặt nhận mực in không tốt, khiến màu in có thể bị nhạt đi. Với màu Uncoated, sau mã số màu có ký hiệu U biểu thị (242 U).

– Formula Guide

Formula Guide chính là bảng công thức màu tiêu chuẩn Pantone – có cả mã số PMS và công thức trộn mực in, gồm 1867 màu đơn coated và uncoated.

– Color Bridge

Color Bridge là bảng màu Pantone đầy đủ gồm mã số PMS, công thức pha mực và các các giá trị CMYK, HEX, RGB. Khi kết hợp giữa 2 công việc truyền thông in ấn và truyền thông Digital thì Color bridge là một công cụ hữu hiệu.

>>Tham khảo thêm: Những nguyên lý phối màu sắc cơ bản




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *