Màu nóng – màu lạnh, các cấp độ của màu sắc, bánh xe màu sắc, ý nghĩa của màu sắc, cách phối màu như thế nào, ứng dụng màu sắc trong cuộc sống ra sao…, bài viết này sẽ trả lời tất cả cho bạn.
- Lý thuyết cơ bản
Màu sắc có lẽ là khái niệm cực kì quen thuộc đối với mỗi chúng ta. “Màu sắc là con đẻ của ánh sáng”, bởi ánh sáng phản chiếu màu sắc của vật thể, và mắt người nhìn thấy màu sắc dựa vào sự phản chiếu của ánh sáng đối với màu nguyên bản của vật thể, màu của các sự vật lân cận, màu của bầu khí quyển,… Chính vì vậy, cùng là màu xanh lá cây, mỗi người có thể nhìn ra màu xanh với các cấp độ rất khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, các tế bào cảm nhận màu sắc trong mắt,…
Một bài học cơ bản mà mỗi đứa trẻ đều từng được dạy: 7 sắc cầu vồng gồm có: Vàng, cam, đỏ, lục, lam,chàm, tím. Khi lớn lên, chúng ta dần hiểu rằng, 7 sắc màu của cầu vồng chính là ánh sáng trắng được tách ra từ lăng kính mặt trời.
Từ góc nhìn bài bản hơn, có hai hệ thống màu chính – dựa theo phương pháp mà màu sắc được tạo ra: Additive (pha màu theo phép cộng màu) và Subtractive (pha màu theo phép trừ màu – phản chiếu). Màn hình mà bạn đang đọc bài viết này đang sử dụng phương pháp pha màu theo phép cộng màu, trong khi bìa quyển sách bạn mới mua lại sử dụng phương pháp pha màu theo phép trừ màu.
Bạn có thể được học nhiều hơn hoặc ít hơn về lý thuyết màu sắc cơ bản, nhưng không được nằm ngoài 3 yếu tố sau đây:
+ Sắc (Ton): độ đậm hoặc nhạt của một màu nào đó khi pha trắng hoặc pha đen được gọi là ton màu. Ton màu là thuật ngữ chung bao gồm các thuật ngữ con như Hue, Tint và Tone. Hue là tổ hợp 12 màu đậm nhạt khác nhau trên vòng tuần hoàn màu sắc (color wheel). Hue có thể được chuyển hóa thành ba dạng khác nhau: Tinit (sắc thái màu), shade (đổ bóng), tone (tông màu). Tint thường được tạo ra bằng cách hòa trộn Hue với màu trắng, Shade là hỗn hợp giữa Hue và màu đen. Tone là sắc thái màu tự nhiên nhất bởi nó được kết hợp tinh tế giữa cả màu đen và trắng.
+ Quang độ (Valuer): thể hiện độ sáng hoặc tối của màu, còn được gọi là giá trị màu. Ví dụ, trong vòng thuần sắc, vàng là màu có đỉnh quang độ sáng nhất, tím là màu có đỉnh quang độ tối nhất. Valuer được xác định dựa vào cấp độ trắng của màu, tức là, tông màu càng trắng (sáng) thì valuer càng cao.
+ Cường độ (Intensity): được biết đến như là mức độ mạnh/ yếu của một màu nào đó, như khi chúng ta cảm nhận “màu nào tươi”, “màu nào trầm”. Ví dụ: sắc vàng – cam – đỏ sẽ dần thể hiện được quang độ giảm dần của màu sắc, nhưng ngay trong sắc tố đỏ cũng có thể phân ra thành nhiều cường độ màu khác nhau.
2. Màu sắc và tâm lý
Thông thường màu đỏ, vàng da cam, vàng… đưa lại cho con người cảm xúc ấm áp, nên được gọi là những gam màu nóng. Còn các màu xanh, xanh lục, tím… đưa đến cảm giác lạnh lẽo và được xếp vào nhóm màu lạnh.
Các màu nóng và lạnh mang lại cho con người những hiệu ứng tâm lý khác nhau: màu nóng dễ làm con người phấn chấn, hoạt bát, năng nổ, còn màu lạnh dễ giúp người ta bình tĩnh, hiền hoà, lắng dịu. Kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý Nga cho thấy hiệu ứng cảm xúc đối với màu sắc như sau:
- Màu đỏ: kích thích cảm xúc, tính tích cực, khơi gợi những mối liên tưởng của con người.
- Màu vàng: ấm áp và dễ chịu, làm cho con người sẵn sàng hành động tận tâm tận lực.
- Màu vàng da cam: giúp con người vui vẻ, phấn khởi.
- Màu lục: mang đến sự bình tĩnh, yên vui, dễ tạo nên những mối liên tưởng đa dạng.
- Màu đen: tạo cảm giác mệt mỏi, nặng nề, đau khổ.
- Màu trắng: khiến con người thấy yếu đuối… đó chính là nguyên nhân vì sao mọi người không thích ở những căn phòng đen trắng.
3. Màu sắc và vật lý
Các dao động của điện trường trong ánh sáng tác động mạnh đến các tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người. Có 3 loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người, cảm nhận 3 vùng quang phổ khác nhau (tức ba màu sắc khác nhau). Sự kết hợp cùng lúc 3 tín hiệu từ 3 loại tế bào này tạo nên những cảm giác màu sắc phong phú. Để tạo ra hình ảnh màu trên màn hình, người ta cũng sử dụng 3 loại đèn phát sáng ở 3 vùng quang phổ nhạy cảm của người (xem phối màu phát xạ).
Tế bào cảm giác màu đỏ và màu lục có phổ hấp thụ rất gần nhau, do vậy mắt người phân biệt được rất nhiều màu nằm giữa màu đỏ và lục (màu vàng, màu da cam, xanh nõn chuối …). Tế bào cảm giác màu lục và màu lam có phổ hấp thụ nằm xa nhau, nên mắt người phân biệt về các màu xanh không tốt. Trong tiếng Việt, từ “xanh” đôi khi hơi mơ hồ – vừa mang nghĩa xanh lục vừa mang nghĩa xanh lam.
4. Các cấp độ màu sắc
Màu sơ cấp (Primary Colors): bao gồm ba màu cơ bản, mà ba màu sắc này không được tạo ra bởi sự pha trộn giữa các màu khác nhau. Ba màu gốc này căn bản thay đổi tùy thuộc vào hệ thống màu khác nhau. Trong đó, mô hình bù trừ (Subtractive color system – CMY) sẽ bao gồm cyan (xanh da trời), magenta (hồng cánh sen), và yellow (vàng) – trong khi đó Mô hình màu bổ sung (Ádditive color system – RGB)sẽ bao gồm red (đỏ), green (xanh lá) và blue (xanh dương). Ta còn có hệ thống màu RYB bao gồm red (đỏ), yellow (vàng) và blue (xanh dương).
Màu thứ cấp (Secondary Colors): là những màu được tạo ra nhờ vào sự kết hợp giữa hai màu sơ cấp. Mỗi hệ thống sẽ có những màu sơ cấp khác nhau, chính vì vậy hệ thống màu thứ cấp cũng rất phong phú.
Ngoài ra, khái niệm thường thấy nhất là màu nóng – màu lạnh. Cấp độ nóng – lạnh được hình thành dựa trên cảm giác và ý nghĩa mà màu sắc đó truyền tải. Màu nóng gợi cảm giác về ánh sáng, lửa, biển, hay sự nhiệt huyết, các sắc thái cảm xúc mãnh liệt như tức giận, sôi nổi,… Là sự tương quan các mảng màu có tính gợi nóng như vàng, đỏ, hồng, nâu…Màu nóng tự mang trong nó sự lôi cuốn và gây chú ý, có tính phản chiếu cao. Vì vậy, với những nội dung muốn gây sự chú ý, các gam màu nóng luôn là sự ưu tiên hàng đầu. Nó có tác động mạnh mẽ đến không gian trong bố cục chung.
Các màu mang tính gợi lạnh : Xanh lam, xanh tím, xanh lục… Nó cho bức hình cảm giác tươi tắn, toả sáng, gợi cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng. Điều này thể hiện rõ nhất khi bạn ngắm nhìn một cánh đồng xanh ngát hoặc một bãi biển yên bình.
Màu lạnh có tính đối lập với màu nóng.
>>>Tham khảo thêm: Nhiếp ảnh tối giản là gì?