Hiểu về hệ màu RGB sẽ đặt những viên gạch đầu tiên cho những hiểu biết của bạn về mỹ thuật và thiết kế. Hãy cùng tìm hiểu về hệ màu RGB và những điều thú vị xoay quanh nó qua bài viết dưới đây nhé.

Hệ màu RGB là gì?

RGB còn được hiểu là hệ màu cơ bản (Red – Green – Blue). Nếu muốn học thiết kế, chắc chắn bạn sẽ phải nắm chắc hệ màu RGB. Hệ màu này được còn được gọi là hệ màu của ánh sáng trắng, bởi khi kết hợp cả ba màu theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ cho ra màu trắng, và bởi chúng được tách từ ánh sáng trắng bởi lăng kính. Đặc điểm này cũng giúp chúng ta phân biệt hệ màu RGB với hệ CMYB – là hệ màu thường sử dụng trong in ấn, khi kết hợp 1:1:1 với nhau sẽ cho ra màu đen.

Có nguồn gốc từ tiêu chuẩn RCA cho ti vi màu từ những năm 1953, và hệ màu RGB của Edwwin Land trong các camera Land/Polaroid, RGB là kênh màu kết hợp của ba màu sắc cơ bản (đỏ, xanh lá cây, xanh da trời), đa số các thiết bị điện tử sử dụng ánh sáng phát quang như TV, màn hình máy tính, màn hình điện thoại,…đều lựa chọn RGB là hệ màu chính.


RGB và nguồn gốc sinh học

Nguyên lý của hệ màu RGB hoạt động theo cơ chế phân màu của thị giác. Mắt người có các tế bào hình nón L có phản ứng cực đại với ánh sáng vàng – xanh lá cây (cho màu đỏ); các tế bào hình nón M phản ứng với xanh lá cây; và tế nào hình nón S có phản ứng với sắc xanh lam. Vậy nên, ba màu “đỏ”, “xanh lá cây” và “xanh lam” được sử dụng để kích thích ba loại tế bào cảm quang.

Đặc điểm nhận biết các dải màu sắc ở con người và các loài chim, thú rất khác biệt. Con người có khả năng nhận biết hệ màu RGB nhưng chúng ta cũng không phải là loài có “con mắt tinh tường” nhất trên trái đất. Lấy ví dụ như chim bồ câu, chúng có thể nhìn thấy hàng trăm sắc độ màu khác nhau và được xem là có khả năng nhận biết màu sắc “siêu việt” nhất so với tất cả các loài khác trên trái đất. Mắt của chúng có số tế bào thụ quan lớn hơn rất nhiều so với con người nên trong khi chúng ta nhận biết màu sắc từ 3 nguồn cơ bản là : đỏ, lục, lam thì chim bồ câu có khả năng nhìn thấy ít nhất là 5 dải quang phổ màu khác nhau.

Chó và mèo có thị lực tương đối kém. Chúng chủ yếu dựa vào thính giác và khướu giác để nhận biết. Chúng đều bị mù màu và tình trạng của mèo còn “tồi tệ” hơn chó. Chó còn có thể phân biệt màu vàng và màu xanh trong khi phần lớn mèo chỉ có thể nhận biết một số ít màu sắc. Chúng chỉ đặc biệt xuất sắc trong việc tập trung vào một vật nhất định khi săn mồi. Tuy nhiên, khả năng “nhìn xuyên đêm” kết hợp cùng sự nhanh nhạy của các giác quan khác nên nhiều người vẫn lầm tưởng hai loài này có khả năng vượt trội về thị giác.

Sử dụng hệ màu RGB trong thiết kế

Cũng tương tự như đa phần các thiết bị điện tử có chức năng hiển thị, màu sắc được sử dụng trong thiết kế web thông thường được biểu diễn với việc sử dụng RGB. Ban đầu, sự giới hạn độ sâu màu của phần lớn các màn hình đã dẫn tới sự giới hạn bảng màu là 216 màu RGB – được định nghĩa bởi Netscape Color Cube. Tuy nhiên, với sự thống trị của các thiết bị hiển thị 24-bit, việc sử dụng toàn bộ 16,7 triệu màu bằng các mã màu RGB trong mã HTML sẽ không phải là vấn đề với phần lớn người sử dụng. Nói ngắn gọn, bảng màu an toàn của web chứa 216 tổ hợp của đỏ, xanh lá cây, xanh lam và mỗi màu có thể có 1 trong 6 giá trị (trong hệ thập lục phân hay số hex) là : #00, #33, #66, #99, #CC, hay #FF.

Với nhu cầu về các hình ảnh ghép đã xuất hiện phương án của RGB trong đó thêm vào kênh 8 bit dư cho độ trong suốt, vì thế tạo ra định dạng 32 bpp. Kênh trong suốt được biết đến phổ biến hơn như là kênh alpha, vì thế định dạng này có tên là RGBA. Cũng lưu ý rằng vì nó không thay đổi bất kỳ cái gì trong mô hình RGB, nên RGBA không phải là một mô hình màu khác biệt, nó chỉ là định dạng tệp (file) trong đó bổ sung thêm thông tin về độ trong suốt cùng với thông tin về màu trong cùng một tệp.

Như đã nói ở trên, thiết kế bảng màu cho các thiết bị điện tử phản quang ngày nay vẫn luôn lấy hệ màu GRB làm nền móng. Các cáp bổ sung đôi khi là cần thiết để truyền đi các tín hiệu đồng bộ. Các định dạng tín hiệu RGB thông thường dựa trên các phiên bản sửa đổi của các tiêu chuẩn RS-170 và RS-343 cho các thiết bị hiển thị video đơn sắc. Loại hình này của tín hiệu video được sử dụng rộng rãi ở châu Âu vì nó là tín hiệu có chất lượng tốt nhất có thể truyền đi trong các bộ kết nối SCART tiêu chuẩn. Tuy nhiên, ở ngoài phạm vi châu Âu, S Video đang dần chiếm ưu thế hơn bởi những tính năng ưu việt của chúng.

>> Tham khảo thêm: Các ứng dụng chỉnh ảnh đẹp



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *