Là một loại thể loại phim vô cùng dễ thương và có sức ảnh hưởng đến mọi người ở bất kì độ tuổi nào đó chính là phim hoạt hình. Với các cốt truyện hấp dẫn, các nhân vật dễ thương, vui nhộn và cũng không thiếu những nhân vật phản diện, đặc biệt là kết thúc phim đều giáo dục cho trẻ một bài học làm người đầy nhân văn.
Một thể loại phim tưởng chừng như tạo ra rất đơn giản nhưng thực sự hình không dễ dàng gì, đòi hỏi rất nhiều công sức và kỹ xảo bên trong đó.
Phim hoạt hình từ thuở còn sơ khai
“Fantasmagorie” là tên của một phim hoạt hình đầu tiên trên thế giới được tạo ra bởi một họa sĩ người Pháp tên là Emile Cohl vào năm 1908. Sản xuất cách đây 100 năm và được cho là thể loại phim câm (silent film) vì bộ phim này không hề có tiếng động, thay vào đó chỉ có những nét vẽ trắng trên nền đen chiếc bảng ở lớp. Nội dung bộ phim này xoay quanh cuộc phiêu lưu của những nhân vật hoạt hình được gọi là “stick figure”. Tất cả đều được thể hiện bằng những dấu chấm và nét gạch đơn giản.
Dù là phim hoạt hình đầu tiên “Fantasmagorie” đã tạo thể hiện được một cuộc phiêu lưu “siêu thực”. Các hình ảnh chuyển động nối tiếp nhau liên tục, tạo sự liền mạch dù chỉ được tạo ra bởi những nét vẽ đơn giản nhất.
Hoạt hình là gì?
Hoạt hình là quá trình chuyển động của các hình ảnh tĩnh để tạo ra những chuyển động khác nhau. Những hình ảnh được hiển thị trong một khoảnh khắc nhanh chóng, thường là 24, 25, 30, hoặc 60 khung hình mỗi giây.
Phương pháp tạo nên phim hoạt hình
Có 2 phương pháp để tạo nên những hình ảnh trong phim hoạt hình đó là: hoạt hoạ truyền thống và hoạt hoạ máy vi tính.
Hoạt hoạ truyền thống bắt đầu với những hình vẽ tay đã được tô màu rồi chụp chúng cho vào phim. Trong thập niên kỷ 1910, ông John Randolph Bray (1879-1978) và Earl Hurd (1880-1940) đã tạo dựng nên kỹ thuật hoạt hình trên phim xenluloit (celluloid) để tăng nhanh tốc độ quá trình làm phim bằng cách vẽ các nhân vật phim trên các miếng nhựa trong suốt, làm cho nhân vật có thể được chuyển động mà không cần phải vẽ lại cảnh đằng sau cho mỗi hình một. Nhưng thời gian gần đây phương pháp hoạt hoạ truyền thống dựa trên cơ sở của việc vẽ hình và tô màu đã được tiến bộ hóa.
Hoạt hoạ máy vi tính gần đây được phát triển mạnh, khi mà hình ảnh trong phim của các nhân vật rất thực đến nổi người xem khó có thể phân biệt được với diễn viên. Kỹ thuật hoạt họa này được thực hiện bằng cách chuyển hình vẽ từ chỉ có hai chiều (2D) sang hình ba chiều (3D).
Sự khác nhau giữa phim hoạt hình 2D và phim hoạt hình 3D
Phim hoạt hình 2D là phương pháp sản xuất hoạt hình tồn tại từ những năm 80. Khi đó người ta đã biết sử dụng một chuỗi liên tiếp các hình ảnh khác nhau để tạo ra một chuyển động của nhân vật. Ngày nay, phần lớn phim hoạt hình 2D đều sử dụng các phần mềm đồ họa máy tính, thay bằng vẽ tay, vì thế chất lượng hình ảnh phụ thuộc rất nhiều vào người tạo ra nó.
Còn về phim hoạt hình đồ họa 3D có thể hiểu đơn giản là những hình ảnh được dựng nên một cách sống động nhờ sự trợ giúp của các phần mềm đồ họa vi tính. Được dựng trong thế giới 3 chiều: chiều dài, chiều rộng và cả chiều sâu nhưng hình ảnh của phim hoạt hình đồ họa 3D vẫn có những giới hạn bởi không gian phẳng của màu hình. Hoạt hình 3D chính là mảng lớn nhất của hoạt hình máy tính.