Sáng tạo chứa đựng hai giá trị: bên trong là những giá trị cảm nhận bằng cảm tính, trừu tượng và bên ngoài là cảm quan. Mỗi một loại hình tranh đều mang lại giá trị riêng biệt. Nếu tranh sơn mài phản ánh dòng chảy của một thủ nghề truyền thống tới hội họa thì tranh khắc gỗ lại là nghệ thuật của tạo hình không gian và nét.

1.Vậy tranh khắc gỗ là gì?

Chùa chiền, giáo đường là nơi thờ tự, tôn kính. Người ta đến cầu nguyện, hòa cùng không khí thanh tịnh, yên bình của chốn già lam. Ngoài các bức tượng thờ cho đến nội thất bên trong nó, không thể nói tới Tranh khắc gỗ, xuất hiện nhiều ở chùa chiền. “Gravue sur bois” là từ trong tiếng Pháp nghĩa « gravue- chạm trổ » và « bois- gỗ » tức là phép khắc trên chất liệu gỗ. Đó là kĩ thuật trong in ấn với sự hỗ trợ của đục và gờ. Kĩ thuật này được sử dụng trong tạo hình tranh khắc gỗ. Khi họa sĩ vẽ một hình ảnh vào bề mặt của một khối gỗ, phần không có mực được cắt bỏ, trong khi phần họa hình trên bề mặt mang mực được giữ lại để in ra.

Gà đàn, tranh Đông Hồ (nguồn :Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 6/2015)

2.Để tạo một bức tranh “ tranh khắc gỗ – wood cut” cơ bản gồm bao nhiêu bước?

Nếu bạn là một người luôn muốn học hỏi – sáng tạo nên những thứ “made by me”, chúng tôi sẽ đồng hành cùng các bạn chia sẻ cách làm tranh khắc gỗ cơ bản. Đừng bao giờ giới hạn chính mình bởi Albert Einstein đã nói “mỗi con người đều là một thiên tài, nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống cả đời và nghĩ rằng mình thật ngu ngốc”. Tài năng của bạn ẩn chứa sâu bên trong mà chưa khám phá thôi. Hãy tin tưởng và bắt tay cùng Multimedia, let’s go!

Bước 1: The drawing: chuẩn bị vài thứ cần thiết nhất để tạo hình: một bút chì, giấy vẽ, giấy in, gôm nếu cần. Phác thảo bức tranh bạn muốn thể hiện theo trí tưởng tượng của mình, phá vỡ giới hạn, một điều nên nhớ nghệ thuật phải là đỉnh cao của sự sáng tạo không ngừng. Hãy vẽ những thứ bạn thích! Bắt đầu từ những nét đơn giản sau đó tăng khả năng phức tạp lên sau bức tranh đầu.

Bước 2: The woodblock: là chuẩn bị một mảnh gỗ theo kích thước, hình dạng cần sử dụng, hãy mài nhẵn bề mặt tấm gỗ trên giấy nhám, lưu ý bạn có thể mua giấy tại các cửa hàng thiết bị chuyên bán dụng cụ riêng biệt cho ngành đồ họa – thiết kế để quá trình thực hiện nhanh chóng hơn vì trên thị trường nhiều chủng loại. Căn chỉnh kích thước gỗ  theo bức tranh, vạch trên mảnh gỗ kích thước cần tạo.

Bước 3: The image transfer: các họa hình sau khi đã vẽ hãy ép chúng xuống mảnh gỗ, sử dụng một vật có đầu kim loại chà mạnh. Thao tác này scan lại gần như đầy đủ họa tiết, sau đó dùng bút dạ đi lại các phần cho rõ nét hơn.

Bước 4: The engraving of the block: Gờ và bộ giao khắc gỗ là điều không thể thiếu, chúng gồm 4-6 cây. Khoét đường viền là mũi dao nhọn nhất, dao hình dạng rãnh chữ V, dao hình bán nguyệt và hình dạng ván trượt. Đôi khi những người làm nghề điêu luyện họ sẽ chế những mũi dao theo nhu cầu riêng cho nên trong khuôn khổ tập tành, hãy mua một bộ cơ bản. Hãy khoét các phần trong tranh, hãy tỉ mỉ và cận thận vì mũi dao rất bén, công đoạn này mất nhiều thời gian nhất, các nét trổ sẽ dần dần hoàn thiện.

Bước 5: The inking of the block: dùng rulô lăn mực ra một bề mặt sẵn để mực dính trên nó, sau đó lăn ngược lên mảnh gỗ để đậm những chi tiết một lần nữa. Phần texture hiện ra rõ nét.

Bước 6: The printing in with a book press: lật ngược bản mộc đặt trên một tấm vật liệu kế đến sử dụng một vật có khối lượng như thùng kim loại hay dạng như máy ép nén bản mộc lên đó.

Bước 7: The handcoloured print: hãy sử dụng màu nước Leningrad để họa lên bản mộc. Vậy là bức tranh đã hoàn thành rồi!

Một vài hình ảnh mô tả quá trình làm tranh khắc gỗ.

Khắc ván in ( nguồn Internet)

Mộc bản được lăn qua mực sau đó in tranh (nguồn Internet)

3.Bộ sưu tập quý tranh khắc gỗ nổi bật nhất thuộc về ai?

Trong dòng chảy của hội họa Việt Nam, Trần Nguyên Đán, người tình chung thủy của dòng tranh khắc gỗ, đã dành hơn nửa đời người để cống hiến cho nghệ thuật tạo hình in ấn, ông sáng tạo hơn 100 tác phẩm, bắt đầu từ năm 1970- 2016, hiện nay tâm hồn lớn vẫn miệt mài giữ lại những giá trị truyền thông cao cả của tranh khắc gỗ, mang bản sắc riêng, dấu ấn Việt.

Chăm học chăm làm-1975 (nguồn Hội Mĩ Thuật Việt Nam)

Nghệ nhân tranh Hàng Trống, 1976. Ảnh: Lê Bích.

Làng Sình Huế xưa -2008. ( nguồn Hội Mĩ Thuật Việt Nam)

Hà Nội trong mắt tôi, 2011. Ảnh: Lê Bích.

 

 

Chuyên mục: Tin Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *