Ngày nay, với sự phát triển không ngừng về mọi mặt, càng nhiều những người có thể tự sở hữu cho mình một chiếc máy ảnh riêng. Cụm từ “nhiếp ảnh” cũng được sử dụng và nhắc tới không ít. Tuy nhiên, khi nói “nhiếp ảnh”, liệu mọi người đã hiểu rõ nó chưa hay chỉ đơn giản là dùng một cách tùy tiện? Và có bao giờ họ tự hỏi thế nào là “nhiếp ảnh”?

Nhiếp ảnh là gì?

Nhiếp ảnh là sự kết hợp hoàn hảo của ánh sáng và màu sắc (Instagram: iwwm)

Như chúng ta đã biết, “nhiếp ảnh” trong tiếng Anh được gọi là “photography” nhưng thực chất từ này được lấy theo tiếng La-tinh với nghĩa gốc là “vẽ bằng ánh sáng”! Chính vì vậy, “nhiếp ảnh” là quá trình “vẽ” ra hình ảnh nhờ tác động của ánh sáng với phim hoặc thiết bị nhạy sáng. Không những thế, sự tiến bộ vượt bật của khoa học kỹ thuật đã giúp những bức ảnh có độ chính xác cao so với thực tế. Nhưng đây chỉ là phần xác của “nhiếp ảnh”, cơ thể chỉ có thể sống và giao tiếp với thế giới khi có đủ phần hồn.

Bạn biết vì sao không? Như Sebastiao Salgado từng nói: “Ảnh của bạn là tư tưởng của bạn.” Đúng thế! “Nhiếp ảnh” là cách bạn cảm nhận và bộc lộ chính bản ngã con người mình thông qua những bức ảnh. “Nhiếp ảnh” còn là hiện thân cho sự văn minh vì để chụp được một bức ảnh có chiều sâu, có nội dung và tiếng nói là điều không hề đơn giản. Khi đó, bạn phải có kiến thức về chủ thể, có khả năng thấu hiểu và quan sát thì mới có thể bắt được “khoảnh khắc kiến tạo cuộc sống”.

 

Nhiếp ảnh phản ánh niềm ao ước của con người (Instagram: globe_people)

“Nhiếp ảnh” “sống” đến ngày hôm nay không phải là điều hiển nhiên mà chính là sự vận động tự phát triển trong các mặt của nó. Hệ quả là “nhiếp ảnh” trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực:

“Nhiếp ảnh” nghệ thuật”

Sự sáng tạo là nguồn sống cho nhiếp ảnh nghệ thuật (Instagram: marco_vision)

Đây là lĩnh vực “nhiếp ảnh” gây ra nhiều mâu thuẫn và tranh cãi nhất vì các tác phẩm không thuộc bất kì chuẩn mực nào và mang tính tự do hoàn toàn. Nguồn cảm hứng được khai thác từ bất cứ mọi thứ. Đó là nguyên nhân khiến rất nhiều người theo đuổi nhưng số người thành công là vô cùng ít ỏi. “Nhiếp ảnh” nghệ thuật không phải là “cái nhìn” mà là “cái tâm”, bên cạnh việc tạo dấu ấn cá nhân đặc sắc, “nhiếp ảnh gia” còn phải truyền tải đến người xem một thông điệp nhất định của sản phẩm họ tạo ra. Đó mới là giá trị cốt lõi của “nhiếp ảnh” nghệ thuật.

“Nhiếp ảnh” thương mại

Một thương hiệu tạo được sức hút phần lớn là nhờ vào nhiếp ảnh thương mại (nguồn: Pinterest)

Đối lập hoàn toàn với “nhiếp ảnh” nghệ thuật, “nhiếp ảnh” thương mại mang đậm tính ứng dụng đem lại giá trị thật về kinh tế. Nó không phải là một chút khẽ chạm nhẹ nhàng của những giọt sương trên lá, càng không phải là khoảnh khắc nắng sớm xòa vào lòng ngọn đồi phía xa,…Trong “nhiếp ảnh” thương mại, bức ảnh mà bạn chụp ra phải gắn liền với các thương hiệu, nhãn hàng, sản phẩm một cách máy móc, thô cứng và nhất là phải mang tính ứng dụng cao.

“Nhiếp ảnh” truyền thông

Khu chung cư cũ kỹ được thể hiện qua góc nhìn chân thật của “nhiếp ảnh” truyền thông (Instagram: xpath,travel)

Điều mà “nhiếp ảnh” truyền thông yêu cầu khắt khe nhất ở người chụp ảnh là tính thông tin, khách quan và chân thật. “Nhiếp ảnh” truyền thông là một công cụ của báo chí, bao gồm “nhiếp ảnh” báo chí, “nhiếp ảnh” phóng sự và “nhiếp ảnh” ký sự. Do đó, trong lĩnh vực này, phần lớn là các nhà báo, phóng viên theo đuổi vì họ đã được trang bị tư tưởng, quan điểm rõ ràng, chỉ cần một bức ảnh sai sót thôi, có thể cả một con người sẽ bị hủy hoại.

“Nhiếp ảnh” là một bộ môn nghệ thuật đa-zi-năng bên cạnh những bộ môn khác, đó là lý do giúp “nhiếp ảnh” có tầm ảnh hưởng rộng lớn và chiếm vị trí “bà trùm” như hiện nay.

Tổng hợp


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *